Bà Trương Thị Lệ Hồng (SN 1961, trú tại 133F, đường Trần Hưng Đạo, phường An Phú, quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ) sinh ra và lớn lên tại tỉnh Vĩnh Long. Năm 20 tuổi, bà lấy chồng. Năm 22 tuổi, sau khi sinh con đầu lòng, bà thấy bên ngực trái cứng và đau. Bà đã đến một ông lang vườn để chữa trị. Khi về nhà, bà cảm thấy ngực đỡ đau hơn.
Chăm chỉ làm lụng mà vẫn nghèo khó nên năm 1990, bà Hồng quyết định về quê chồng ở thành phố Cần Thơ. Tại đây, bà xin vào làm đầu bếp tại Ủy ban thành phố Cần Thơ được 9 năm và 12 năm ở Nhà khách thành phố Cần Thơ . Năm 2001, bà Hồng sinh con thứ 3. Sau 1 năm, bà lại thấy ngực trái căng sưng bất thường.
Dù không đau đớn nhưng do lo sợ, bà vẫn đến bệnh viện khám. Tại Bệnh viện Ung Bướu Cần Thơ và Bệnh viện Y Dược Cần Thơ, các bác sĩ đều thông báo bà không có bệnh gì, việc ngực sưng chỉ là dấu hiệu của quá trình mãn kinh. Nghe lời bác sĩ, bà không còn lo lắng nữa.
Khi bắt đầu đến tuổi cận trung niên, bà Hồng bị các bệnh như rối loạn tiền đình, viêm đa khớp, thoái hóa cột sống. Các bệnh này dù không hiểm nghèo nhưng khiến bà rất khổ sở. Bà uống không biết bao nhiêu thuốc Tây mà bệnh vẫn hoàn bệnh.
Cuối năm 2009, nhà thực dưỡng nổi tiếng Lương Trùng Hưng (Việt kiều Úc) trong một lần thuê phòng ở Nhà khách thành phố Cần Thơ đã tranh thủ chia sẻ với nhiều người về cách ăn thực dưỡng.
Sau buổi “tọa đàm” đơn sơ, bà Hồng rất tâm đắc và quyết định nấu thử cơm lứt. Vì chưa có kinh nghiệm nấu cơm lứt nên đến khi ăn, bà cảm thấy rất khó ăn. Bà định bỏ cuộc nhưng nghĩ đến bệnh tật và lời tâm huyết của ông Hưng, nên bà trộn cơm lứt với cơm trắng rồi ăn với thịt, cá, rau, củ…
Dần dần, bà tăng số lượng cơm lứt nhiều hơn so với cơm trắng. Khoảng nửa tháng sau, bà bỏ hẳn cơm trắng, chỉ ăn hoàn toàn cơm lứt với thịt, cá, rau củ…
Bà Hồng cho biết: “Dù ăn uống hoàn toàn không đúng với lời của anh Hưng giảng giải về thực dưỡng nhưng khoảng hơn năm sau, tui thấy các bệnh của tui đều hết. Thoái hóa cột sống biến mất tiêu, rối loạn tiền đình cũng bớt, 2 cái bánh chè ở 2 đầu gối đều có gai nhiều lắm cũng hết, 2 gót chân có gai gây đau đớn lắm cũng không còn”.
Tuy nhiên đến năm 2011, bà Hồng bỗng bị chóng mặt, suýt ngất xỉu nên đã đến Bệnh viện Trung ương Cần Thơ khám. Các bác sĩ cho rằng bà bị ung thư máu nên chuyển bà lên Bệnh viện Chợ Rẫy. Bà nằm ở Bệnh viện Chợ Rẫy 2 tháng, sức khỏe ngày càng yếu mà không nhận được kết luận của bác sĩ.
Bà xin chuyển qua Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch, nhưng các bác sĩ ở đây cũng không kết luận bà bị bệnh gì. Hết tiền, bà đành về nhà. Đầu năm 2015, ngực bà đau dữ dội. Người nhà liền đưa bà đến Bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn. Tại đây, các bác sĩ kết luận bà bị ung thư giai đoạn cuối, tổn thương 80%, đã di căn qua nách và cổ.
Khi PV đặt câu hỏi tại sao bà ăn cơm lứt khoảng một năm thì khỏi nhiều bệnh mà bệnh ung thư thì ngày càng nặng thêm? Bà Hồng bày tỏ: “Tui nghĩ rằng từ lâu mình đã bị bịnh ung thư rồi nhưng không biết. Đã ung thư mà ăn gạo lứt như kiểu của tui (ăn cơm lứt với thịt, cá, rau) thì không thể bớt được, nó chỉ nằm im đó thôi. Ăn kiểu đó chỉ bớt mấy bệnh lặt vặt thôi”.
Hồi sinh sau khi xây mộ chờ chết
Bà Hồng chia sẻ với phóng viên tại Cuộc tọa đàm Thực Dưỡng tại Cần Thơ/2016.
Trên chuyến xe về quê, một hành khách nghe hoàn cảnh của bà liền cho số điện thoại của một bác sĩ ở Bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn sẵn sàng mổ miễn phí cho những người nghèo. Thế là bà liền trở lại Sài Gòn.
“Bác sĩ đã lấy ra khối u chính ở ngực tui lớn tới hơn 5cm, phần di căn ở nách là 13 khối u nhỏ hơn. Còn phần di căn ở cổ, bác sĩ bảo còn nhỏ nên không mổ. Bác sĩ kết luận tất cả các khối u đều ác tính hết”,bà Hồng cho biết.
Mổ xong, bà nằm viện cả tháng để tiếp tục chữa trị và hóa trị. Sau lần hóa trị thứ 3 trong số 6 lần như yêu cầu của bác sĩ, bà được xuất viện về nhà. Về nhà, bà liên tục bị những cơn đau đớn khủng khiếp hành hạ, ăn vào là ói ra.
Một đồng nghiệp đến thăm, thấy bệnh tình của bà Hồng bèn điện thoại cho nhà thực dưỡng Lương Trùng Hưng đang ở Úc. Ông Hưng bảo bà Hồng điện thoại cho nhà thực dưỡng Trần Ngọc Tài ở Việt Nam để được tư vấn cặn kẽ hơn.
Ông Tài dặn bà phải ăn thực dưỡng đúng cách và sử dụng thêm viên thuốc Immune Reviver (Hồi Sinh Miễn Dịch). Bà hỏi lại bà không thể ăn uống gì được thì làm sao ăn theo phương pháp thực dưỡng?
Ông Tài nói, bà không ăn được cơm thì ăn cháo gạo lứt, không ăn được cháo thì uống nước cháo hoặc váng cháo gạo lứt… Rồi bà Hồng thắc mắc với nhà thực dưỡng: “Theo đề nghị của bác sĩ, tui còn hóa trị 3 lần nữa thì ăn thực dưỡng và dùng thực phẩm chức năng được không?”.
Ông Tài bảo, trong lúc hóa trị dùng thực phẩm chức năng và thực dưỡng đúng cách tốt thôi chứ không có vấn đề gì. Mấy ngày sau, bà Hồng nhận được cuốn sách “33 câu hỏi về thực dưỡng” của ông Trần Ngọc Tài. Bà đọc thật kỹ rồi bắt đầu uống nước cháo gạo lứt đồng thời dùng viên thực phẩm chức năng Immune Reviver (Hồi Sinh Miễn Dịch).
Vừa mới ăn thực dưỡng, bà Hồng đã phải từ Cần Thơ lên Bệnh viện Ung Bướu để hóa trị lần 4. Sau khi hóa trị, bà lại uống nước cháo gạo lứt kết hợp với dùng Immune Reviver (Hồi Sinh Miễn Dịch) mỗi sáng 2 viên và chiều 1 viên.
Bà Hồng chia sẻ: “Điều rất kỳ diệu là chỉ sau một tuần uống nước cháo gạo lứt rất ít và dùng thực phẩm chức năng kết hợp với niệm Phật, tui đã thèm ăn. Tui ăn cả cái lẫn nước cháo gạo lứt”
Trở về nhà, bà Hồng tiếp tục ăn cháo lứt kết hợp dùng viên thực phẩm chức năng, đồng thời bà xoa nước gừng và đắp cao khoai sọ lên phần ngực bị ung thư. Đắp cao khoai sọ là phương pháp trợ phương rất quan trọng trong nghệ thuật thực dưỡng nên bà thực hiện đúng như hướng dẫn của ông Trần Ngọc Tài (nhiều sách viết về thực dưỡng có hướng dẫn cách áp nước gừng và cao khoai sọ – PV).
Xem cách áp nước gừng, đắp cao khoai sọ ở Câu 33 trong cuốn “33 Câu Hỏi Thực Dưỡng Chữa Bệnh”.
Việc áp nước gừng và cao khoai sọ bà thực hiện vào mỗi buổi tối. Sau 10 ngày áp dụng những cách trên, bà Hồng đã ăn được nửa chén cơm lứt với nước tương thực dưỡng là Tamari, Miso cùng một ít rau và củ. Sau gần 2 tháng, bà thấy sức khỏe cải thiện rất rõ rệt nên ăn thêm ít cá cơm, cá đồng và tép.
Ngày 28/10/2015, khoảng 2 tháng kể từ ngày ăn thực dưỡng đúng phương pháp đối với bệnh ung thư vú kết hợp với dùng thực phẩm chức năng, bà Hồng đến Bệnh viện Ung Bướu Sài Gòn xét nghiệm. Tại đây, các bác sĩ hết sức ngạc nhiên khi nhận thấy bà Hồng đã khỏi hẳn bệnh ung thư vú.
“Lúc đó, bác sĩ nghĩ cổ của tui chưa mổ sẽ còn khối u nên dùng tay rờ tới rờ lui hoài rồi ghi trong giấy: “Rờ nắn đều không thấy khối u”. Sau đó kết luận chỉ số ung thư bình thường. Người không bị ung thư có chỉ số 28 trở xuống nhưng tui chỉ 4.37 thôi, bà Hồng nói.
Ngày 11/3/2016, bà Hồng tiếp tục đến Bệnh viện Cần Thơ xét nghiệm và nhận được kết quả bình thường. Bác sĩ ở bệnh viện Cần Thơ khi nhìn hồ sơ bệnh án của bà Hồng cũng rất ngạc nhiên. “Có đến 14 khối u đều ác tính, thế mà bây giờ xét nghiệm chị bình thường là chuyện hiếm có”, bà Hồng thuật lại lời bác sĩ.
Phiếu xét nghiệm sức khỏe năm 2016 của bà Hồng.
Bà Hồng tâm sự: “Bây giờ, tui hơi ốm, khoảng 50kg thôi nhưng khỏe dữ lắm. Lúc bệnh, tui đi không nổi, nói không ra hơi. Tui tưởng mình chết rồi. Thế mà giờ tui đi đâu cũng tới, nói chuyện liên tục cả tiếng đồng hồ cũng không xi-nhê gì. Bây giờ tui tin tưởng thực dưỡng tuyệt đối luôn nên tui ăn cả đời.
Với lại, anh Tài cảnh báo các bệnh khác có thể “ăn ra ăn vào” được chứ bệnh ung thư phải ăn thực dưỡng cả đời. Nếu không chịu khó giữ gìn thì thực dưỡng không cứu được bệnh ung thư lần thứ 2. Mà giờ tui ăn thịt cũng không thấy ngon lành gì hết”.