TÁO BÓN
7 days ago

TÁO BÓN

 Dòng chữ xanh dẫn đến link hướng dẫn cách nấu món ăn hoặc sản phẩm

để quý khách dễ tìm kiếm và lựa chọn  

Thức ăn chính 

– Bột sắn dây đun quấy với mơ muối và tương (UME-SHO KUZU) hay Trà bancha nấu với mơ muối và tương (UME-SHO BANCHA ) mỗi buổi sáng trong vòng 10 ngày; sau đó là 2-3 lần một tuần trong vòng 3-4 tuần

 – Ăn 1 đến 2 bát cơm nhỏ trộn konnayaku rán mỗi ngày trong 5 ngày; và sau đó 2 đến 3 lần một tuần trong 3 tuần (Konnyaku là một loại khoai truyền thống vùng Đông Á, có nhiều chất xơ và khi nấu lên có dạng sền sệt. Nó có bán ở các cửa hàng thực phẩm ở phương Đông hay ở Nhật)

– Ăn một ít rau mầm đậu đen với tỏi tây hàng ngày trong 3 đến 5 ngày.

– Ăn 1 bát đậu đen nấu với phổ tai và củ cải khô mỗi ngày trong 1 tuần.

– Vừng đen được nấu chín cũng rất có ích.

– Ăn mì SOBA với củ mài nạo thường xuyên để chữa chứng táo bón.

–  Đối với táo bón do nguyên nhân ăn quá chặt, hãy ăn rộng ra với các thực phẩm như các loại rau nhưng không nấu chín hoặc chỉ nấu sơ, nước ép táo ấm,  KANTEN (thạch) trái cây và các thức ăn có tính âm tốt khác để kích thích bài tiết.

Trường hợp bị táo bón phân đi cầu cứng, cục nhỏ như phân dê
– Uống thêm nước: đặc biệt là vào buổi sáng, uống từng ngụm kết hợp xoa bụng bằng cách lấy tay đan lại và xoa bụng 50 vòng theo chiều kim đồng hồ.
– Đi bộ từ 15 phút đến 1 giờ. Tập đi cầu theo giờ định kì từ 5-7 giờ dù mắc cầu hay không.
– Tư thế ngồi chồm hổm hoặc nếu ngồi bàn cầu đứng thì ngồi co chân lại và cúi mình gần đầu gối.
– Giảm muối, giảm mặn trong muối mè hay nêm nếm.
– Dùng thêm mè, dầu mè: với lượng vừa phải nhưng lưu ý đối với một số bệnh không nên dùng dầu mè hoặc dùng ít dầu mè thì không nên áp dụng cách này.
– Nấu xích tiểu đậu (đậu đỏ) + phổ tai + bí rợ ăn. Vừa nhuận trường vừa tốt tụy tạng mà lại tốt cho thần kinh.
– Uống viên men vi sinh 32 tỉ lợi khuẩn sau khi ăn chiều 1 viên, uống liên tục trong 10 ngày. Sau đó cách 2 ngày uống 1 viên.
– Ăn rau diếp cá từ 10 – 15 lá mỗi bữa ăn, hoặc uống thêm viên rau diếp cá giúp nhuận tràng, làm mềm phân, dễ đi cầu.
– Ăn thêm súp nhiều loại rau củ, nêm nhạt. Ăn thêm đậu bắp luộc hoặc hấp.
– Ăn nha đam. Ngoài ra, có thể pha 5 – 10gr hạt chia uống mỗi ngày.
– Uống nước rau má ruộng: Đối với người huyết áp cao thì uống tuần 2-3 lần. Người huyết áp thấp uống tuần 1-2 lần.
– Áp nước gừng vào vùng bụng dưới.
– Trong trường hợp bị táo bón quá nặng không thể đi cầu thì có thể áp dụng :

  • Bơm thụt mật ong vào hậu môn.
  • Nuốt dầu mè vào buổi sáng : Chỉ duy nhất 1 lần

Thức uống

– Nên uống đủ nước uống 2 lít/ngày, giúp cho làm mềm phân

– Phương pháp sau đây có thể giúp rửa ruột một cách nhanh chóng : Đun nhỏ lửa DẦU MÈ VỚI TƯƠNG ĐẬU NÀNH VÀ GỪNG NẠO. Trộn đều lên và uống.

+ Trà Bình Minh: uống mỗi ngày vào buổi sáng giúp phân giải độc tố tồn đọng trong cơ thể sau một đêm dài, giúp trung hòa axit trong dạ dày, làm sạch đường ruột và kích thích tiêu hóa, có tác dụng trị cảm mạo rất tốt .

Thức ăn cần tránh

  • Nên tránh ăn những thức ăn quá khó tiêu như: dầu, mỡ, chua, cay, cách thức ăn chế biến cầu kì, có sự phối hợp của nhiều nguyên liệu
  • Hạn chế và tránh ăn những đồ ăn khô

Chăm sóc ngoại khoa

  •  Uống men vi sinh 32 tỉ lợi khuẩn để cân bằng hệ vi khuẩn đường ruột giúp ngăn ngừa táo bón hiệu quả .
  •  Thuốc đông y, châm cứu, yoga và các phương pháp điều trị truyền thống khác có thể được sử dụng dưới sự giám sát của một thầy thuốc đáng tin cậy. Nếu bạn đang bị những căn bệnh khác thì phương pháp điều trị căn bệnh đó có thể gây ra táo bón. Trong trường hợp này, hãy thảo luận với bác sĩ của bạn.

Dùng trợ phương:

+ Men ruột viên 32 tỉ lợi khuẩn : cân bằng hệ vi sinh đường ruột, cân bằng hại và lợi khuẩn, hỗ trợ các bệnh về đường tiêu hóa như táo bón, tiêu chảy, viêm đại tràng. Tăng cường các lợi khuẩn có trong âm đạo, hỗ trợ điều trị các bệnh về âm đạo, đường tiểu ở phụ nữ.

  • Người bị tiêu chảy, phân đi cầu rã nát 1-2 viên sẽ làm giảm tiêu chảy nhanh chóng.
  • Người phân chặt nhưng chìm 1 viên 

Có thể dùng thêm Age Reviver  hoặc Immune Reviver  : Tăng cường sức đề kháng giúp cơ thể luôn duy trì khỏe mạnh, nâng cao đề kháng, cần cho người bệnh suy nhược và giúp bệnh nhân phục hồi sau cơn bạo bệnh.